PI Network đồng tiền mã hoá đang gây tranh cãi tại sao?

Đồng tiền mã hóa Pi Network đang thu hút rất nhiều người chơi tại Việt Nam thời gian gần đây. Dù được các chuyên gia đầu ngành cảnh báo về rủi ro bảo mật, thế nhưng người dân vẫn ồ ạt mời nhau tham gia “Đào Pi” với hy vọng không bỏ lỡ cơ hội “đổi đời” từ đồng tiền điện tử mới này tại sao?

 Vụ việc được đẩy lên cao trào khi cha đẻ phần mềm Vietkey, người nghiên cứu về blockchain từ năm 2014, TS Đặng Minh Tuấn đăng đàn chỉ ra những điểm đáng ngờ của đồng “PI” như đòi hỏi nhiều quyền riêng tư trên điện thoại, không công khai mã nguồn cùng những lời hứa hẹn sẽ lên mainnet từ năm này qua năm khác. Mainnet là quá trình mà ở đó giao thức blockchain đã được phát triển hoàn chỉnh, khi các giao dịch tiền ảo được xác thực và ghi lại trên sổ cái phi tập trung.

picture123-1615104131.png
TS Đặng Minh Tuấn đăng đàn cảnh báo Pi là đồng tiền có dấu hiệu lừa đảo?

 

Phân tích app, đọc white paper (sách trắng), TS Đặng Minh Tuấn đưa ra cảnh báo Pi Network có rất nhiều dấu hiệu của một dự án lừa đảo?. Ông Tuấn khẳng định “Người tham gia dự án này chắc chắn sẽ mất thông tin cá nhân, mất thời gian, mất tài nguyên của điện thoại, và có thể mất thêm thông tin khác trong máy, mất công sức để lôi kéo người khác vào cái gọi là vòng tròn tin tưởng khá giống đa cấp”.

Sau chia sẻ của TS Đặng Minh Tuấn trên trang Facebook cá nhân, ngay lập tức cộng đông người “Đào Pi” đã chỉ trích gay gắt thậm chí có nhưng lời lẽ thô tục để chỉ trích ông Đặng Minh Tuấn. Để rõ hơn Doanh Nhân và Pháp Lý đã vào cuộc tìm hiểu về nguồn gốc của Pi Network. 

Theo đó, người đứng đầu Pi Network là Dr. Nicolas. Ông hiện đang giảng dạy trực tiếp tại Đại học Standford. Trên trang thông tin của Đại học Standford cũng đưa ra bài viết về Pi Network khi đồng tiền này vừa ra đời.

Về tài chính thì Nicolas cũng từng là CTO của StartX, một công ty hỗ trợ khởi nghiệp dưới sự bảo trợ của Đại học Stanford với vốn hóa hàng triệu đô. Ông từ bỏ vị trí này vào năm 2018 dể dồn toàn bộ tâm huyết vào Pi Network. 

Bộ 3 sáng lập đồng Pi Network (từ phải qua trái) Vince Macphilip M.B.A, Chengdiao Fan Ph.D, Nicolas Kokkalis Ph.D

 Về vấn đề thông tin cá nhân thì Pi Network không tự thực hiên KYC( xác minh danh tính ), hiện tại đang KYC qua công ty thứ ba là Yoti. Pi Network phải trả phí cho Yoti để họ thực hiện KYC cho những người đào Pi đủ tiêu chuẩn. Yoti là một công ty uy tín có trụ sở tại Anh, đã từng có những dự án hợp tác với chính phủ. Thông tin người dùng được mã hoá hoàn toàn và không thể tiếp cận bởi bên thứ 3.

Theo Pi Network công bố thì Pi Network được phát triển dựa trên thuật toán đồng thuận khác và dựa trên Giao thức đồng thuận Stellar (SCP) và một thuật toán được gọi là Hiệp định Byzantine Liên bang (FBA).  Các thuật toán như vậy không lãng phí năng lượng nhưng chúng yêu cầu trao đổi nhiều thông điệp mạng để các nút đi đến "đồng thuận" về khối tiếp theo sẽ là gì. Thuật toán SCP (Stellar Concensus Protocol) khác với thuật toán POW (Power of Work) của BTC hay ETH. Hiện tại đang test với 6500 active nodes, và mong muốn hướng tới hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn nodes khi lên mainnet. Nếu làm được điều này thì Pi network sẽ có tốc độ xử lý có thể lên đến vài nghìn giao dịch trên giây, vượt xa BTC và ETH. Hiện tại việc click vào app hàng ngày là để chứng minh bạn không là robot và claim rewards, rewards hợp lệ sau đó sẽ chuyển thành Pi coin khi lên main net, chứ không có đào Pi coin trên di động.

Như vậy, Pi không hướng đến giá trị như BTC. Core team ( Đội ngũ sáng lập ) không hề muốn Pi có giá hàng chục nghìn dollas nhưng chỉ là digital gold (vàng điện tử), hoặc stock (cổ phiếu). Pi muốn thực sự là đồng tiền điện tử đầu tiên được sử dụng để giao dịch trao đổi hàng hoá không biên giới. Và giá trị của Pi sẽ do nền kinh tế tự quyết định.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin ở những bài viết sau

Gia Hưng

Nguồn: Doanh Nhân Pháp Lý

Link nội dung: https://www.vietnamfdi.com.vn/pi-network-dong-tien-ma-hoa-dang-gay-tranh-cai-tai-sao-a4864.html