#

BIDV muốn mở ngân hàng con tại Myanmar

13/03/2021 00:41

Dù Myanmar đang trong thời điểm nhạy cảm về chính trị, HĐQT BIDV vẫn quyết tâm chuyển đổi chi nhánh đã hoạt động 10 năm tại đây thành ngân hàng con.

    Trong phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra hôm nay (12/3) của BIDV, một trong những nội dung đáng chú ý được lãnh đạo ngân hàng trình cổ đông thông qua là kế hoạch chuyển đổi Chi nhánh BIDV tại Yangon (Myanmar) thành ngân hàng con.

    Theo kế hoạch trình cổ đông, vốn điều lệ ngân hàng con sẽ là 100 triệu USD, tăng 15 triệu USD so với mức đầu tư hiện tại. Trong đó, ngân hàng con tại Myanmar này dự kiến đem về khoảng 1,5 triệu USD lợi nhuận trước thuế mỗi năm.

    Tính đến cuối năm 2020, chi nhánh BIDV Yangon có tổng tài sản 120 triệu USD, vốn điều lệ 85 triệu USD, huy động vốn đạt 34 triệu USD, dư nợ cho vay đạt 23 triệu USD. Trong năm gần nhất, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh này cũng đạt 1,62 triệu USD.

    Chia sẻ về lý do muốn thành lập ngân hàng con tại Myanmar, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết bất chấp thời điểm nhạy cảm chính trị hiện tại, Myanmar vẫn là một thị trường cực kỳ tiềm năng với BIDV. Hiện tại và nhà băng này đã có mặt tại đây hơn 10 năm và hoạt động kinh doanh cũng bắt đầu có lãi.

    Vị chủ tịch ngân hàng cho biết đây là thời điểm thuận lợi để chuyển đổi khi chính phủ Myanmar đang cho phép chuyển đổi chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành ngân hàng con.

    “Trước đây, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Myanmar chỉ được tiếp cận khách hàng FDI, không được nhận tiền gửi bằng đồng bản tệ, mạng lưới chỉ có một, nhưng chuyển thành ngân hàng con sẽ mở ra một thị trường rất lớn", ông Tú nhấn mạnh.

    Tham vong mo ngan hang con tai Myanmar cua BIDV anh 1

    Chi nhánh BIDV Myanmar được đặt tại khu phức hợp HAGL Myanmar tại thành phố Yangoon thuộc sở hữu của Thaco sau khi nhận chuyển nhượng từ Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: HAG.

    Chủ tịch BIDV cũng khẳng định, cùng với Lào và Campuchia, Myanmar sẽ là địa bàn chiến lược của ngân hàng trong tương lai.

    Thực tế, trong nhóm ngân hàng thương mại quốc doanh tại Việt Nam, BIDV luôn là nhà băng dành nhiều nguồn lực cho thị trường nước ngoài.

    Trong khi Vietcombank đến cuối năm 2020 mới có một ngân hàng con tại Lào; VietinBank có một ngân hàng con tại Lào và một ngân hàng liên doanh Indovina (nắm 50%); BIDV đã có ngân hàng con tại Campuchia, ngân hàng liên doanh Lào Việt (nắm 65%), ngân hàng liên doanh Việt Nga – VRB (nắm 50%).

    Đến cuối năm 2020, BIDV cũng là nhà băng có tổng dư nợ cho vay và tiền gửi bộ phận kinh doanh nước ngoài lớn nhất nhóm, lần lượt đạt gần 27.800 tỷ đồng dư nợ cho vay và 24.300 tỷ đồng tiền gửi. Trong khi đó, tổng dư nợ cho vay tại nước ngoài của VietinBank mới đạt gần 10.700 tỷ và tổng tiền gửi là 5.800 tỷ đồng.

    Với kế hoạch lợi nhuận trước thuế 13.000 tỷ đồng năm 2021, tăng 44% so với năm liền trước, lãnh đạo BIDV khẳng định thị trường nước ngoài sẽ là nguồn thu quan trọng vào kết quả kinh doanh của ngân hàng năm nay cũng như giai đoạn sau này.

    KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA BIDV

    Nhãn2012201320142015201620172018201920202021
    Lợi nhuận trước thuếtỷ đồng339052906297794977098665947310768901713000

    Về kết quả kinh doanh năm nay, BIDV dự kiến tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt khoảng 10-12% theo giới hạn tín dụng do Ngân hàng Nhà nước giao. Ở chiều ngược lại, huy động vốn ngân hàng dự kiến tăng theo nhu cầu sử dụng vốn và tăng trưởng tín dụng, đạt 12-15%.

    Ông Lê Ngọc Lâm, Phó tổng giám đốc BIDV cho biết trong cơ cấu thu nhập dự kiến năm 2021, thu nhập ròng từ tín dụng sẽ tăng khoảng 19%. Cùng với đó, ngân hàng sẽ đẩy mạnh các khoản thu ngoài tín dụng tăng khoảng 16-17% và thu hồi nợ ngoại bảng khoảng 8.000 tỷ đồng.

    Động lực tăng trưởng chính năm nay sẽ là tiết kiệm chi phí, đặc biệt là chi phí vốn. Trong năm 2021, BIDV dự kiến trích lập dự phòng thêm khoảng 24.000 tỷ đồng rủi ro tín dụng, tăng nhẹ so với năm 2020 do dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.

    Liên quan vấn đề này, ông Phan Đức Tú cho biết BIDV có quy mô sánh ngang Vietcombank nhưng những năm vừa qua ngân hàng phải xử lý nhiều vấn đề tồn đọng, đặc biệt là các khoản trích lập dự phòng.

    Lý do chính khiến khoản trích lập của BIDV lớn hơn nhiều so với lợi nhuận do nhà băng muốn làm sạch bảng cân đối tài sản, tập trung cho dài hạn.

    “Tôi kỳ vọng giai đoạn sau trích lập dự phòng rủi ro sẽ thấp hơn lợi nhuận. Thực tế, mức trích lập dự phòng năm 2021 đã có thể giảm so với năm liền trước nhưng lại gặp khó khăn do Covid-19”, ông Tú chia sẻ.

    Tuy vậy, ban lãnh đạo BIDV vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận khoảng 24-38%/năm từ nay đến năm 2025.

    Cập nhật tình hình Covid-19

    Xem chi tiết
    Số ca lây nhiễm cộng đồng tính từ 28/1/2021
    893CA NHIỄM
    Tỉnh Hôm qua Hôm nay Tổng số ca
    Hải Dương+10709
    Hà Nội0035
    Quảng Ninh0061
    TP.HCM0036
    Gia Lai0027
    Bình Dương006
    Bắc Ninh005
    Hoà Bình002
    Hải Phòng004
    Bắc Giang002
    Điện Biên003
    Hà Giang001
    Hưng Yên002
    corona_counter.css

    Bạn đang đọc bài viết "BIDV muốn mở ngân hàng con tại Myanmar" tại chuyên mục ĐẦU TƯ. Mọi bài vở cộng tác, viết đăng PR liên hệ điện thoại  0945336600  hoặc địa chỉ email (nguyenhoang.us@gmail.com)