#

Kết nối hạ tầng: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long

Đăng bởi THU DUNG

13/01/2021 10:59

Các thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hút hơn 6,08 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong năm 2020, bất chấp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Đây là kết quả của sự nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hệ thống hạ tầng của toàn vùng để ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư.

    Thu hút đầu tư tăng vượt trội

    Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020 các tỉnh, thành vùng ĐBSCL thu hút thêm 151 dự án FDI, vốn đăng ký gần 5,24 tỉ USD. Nếu tính cả vốn FDI tăng thêm, vốn góp, mua cổ phần thì năm 2020, vùng thu hút hơn 6,08 tỉ USD. Trong khi năm 2019, toàn vùng thu hút vốn FDI gần 2,06 tỉ USD (trong đó 202 dự án FDI mới, vốn hơn 1,38 tỉ USD).

    Tính đến nay, các tỉnh thành trong vùng có 1.790 dự án FDI còn hiệu lực, vốn đăng ký đầu tư hơn 28,8 tỉ USD. Chiếm 5,41% về dự án và 7,5% về vốn FDI cả nước. Năm 2020, tỉnh Bạc Liêu đứng thứ hai cả nước trong thu hút đầu tư FDI, với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỉ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư đăng ký.

    Bên cạnh các DN FDI, toàn vùng có 10.360 DN vốn đầu tư trong nước mới gia nhập thị trường, tổng vốn đăng ký kinh doanh 109.298 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 108.582 lao động. So với năm 2019, năm nay số DN thành lập mới tăng 10,4%, về vốn đăng ký tăng 3,3%, riêng lao động giảm 6,2%.

    Mặc dù khó khăn do tác động của dịch bệnh, nhưng các địa phương vùng ĐBSCL đã tích cực hỗ trợ DN, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh năng động, đưa hình ảnh địa phương đến gần hơn với nhà đầu tư. Điều đó cũng tạo động lực cho các nhà đầu tư, DN đến các địa phương trong vùng tìm kiếm cơ hội đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh.

    Song hành với khai thác tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư, các địa phương trong vùng cũng đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, dịch vụ logistics. Đến nay, nhiều tỉnh, thành phố đã thiết lập quan hệ hợp tác với các địa phương từ các quốc gia: Campuchia, Lào, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức... để tăng cường kết nối các cơ hội đầu tư, kinh doanh. Công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường được quan tâm, đặc biệt là kết nối tiêu thụ nông sản, đây cũng là lợi thế để thu hút các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến - ông Nguyễn Văn Đô - Giám đốc Sở Công Thương Cà Mau chia sẻ.

    Kết nối hạ tầng tăng sức thu hút đầu tư vào vùng ĐBSCL

    Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế và chuyên gia kinh tế, Việt Nam đang có nhiều cơ hội đón “sóng” đầu tư từ các quốc gia, nhất là sau đại dịch. Ðây cũng là cơ hội lớn cho các tỉnh thành ÐBSCL đón cơ hội thu hút đầu tư.

    Thực tế cho thấy trong chiến lược thu hút vốn FDI, phần lớn các địa phương đều đặt mục tiêu kiểm soát ngay từ khi tìm hiểu đầu tư, giới thiệu dự án, tiêu chuẩn về môi trường cũng đặt ra khắt khe hơn. Có thể nói trước đây, thu hút đầu tư trọng tâm là để lấp đầy các khu công nghiệp đã quy hoạch thì nay tư duy mời gọi đầu tư của ÐBSCL đã khác. Các địa phương có chiến lược thu hút đầu tư cụ thể hơn, môi trường đầu tư thông thoáng hơn và đặc biệt là giảm chi phí không chính thức.

    Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Phó Chủ tịch Hội đồng Cải cách hành chính của Thủ tướng Chính phủ, định hướng, chiến lược để phát triển bền vững vùng ĐBSCL là phải gắn ĐBSCL với các vùng khác trong cả nước để có sự hỗ trợ qua lại giữa các vùng và có những đề xuất chính sách với Trung ương kịp thời hỗ trợ cho vùng.

    Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng của vùng được kết nối hình thành các trục giao thông chính của các tỉnh, thành phố trong vùng với TP. Hồ Chí Minh - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam... tạo thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tại ĐBSCL - vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.

    Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 22,97 km. Khi đó, thời gian đi từ TP. Hồ Chí Minh đến Cần Thơ chỉ còn gần 2 giờ so với 3- 4 giờ hiện nay. Như vậy, tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ được hoàn chỉnh theo tiến độ là năm 2022. Cũng trong năm 2021 này chuẩn bị đầu tư, dự án khả thi để tiếp tục khởi công cao tốc từ TP Cần Thơ - Cà Mau, cũng như sẽ làm đường ven biển Tây và biển Đông ở ĐBSCL với chiều dài khoảng 400 km. Việc kết nối hạ tầng giao thông các tỉnh thành trong vùng ĐBSCL có ý nghĩa đặc trong việc tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư vào vùng ĐBSCL.

    Ngọc Thảo

     

     

    Tin mới hơn

    Kịch bản kinh doanh linh hoạt, Agribank hoàn thành mục tiêu năm 2020 Kịch bản kinh doanh linh hoạt, Agribank hoàn thành mục tiêu năm 2020 Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/1: Đồng USD giảm giá sau 2 phiên tăng Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/1: Đồng USD giảm giá sau 2 phiên tăng Be Group chính thức tham gia lĩnh vực tài chính công nghệ Be Group chính thức tham gia lĩnh vực tài chính công nghệ Tỷ giá ngoại tệ ngày 12/1: Đồng USD phục hồi mạnh mẽ, hấp dẫn nhà đầu tư Tỷ giá ngoại tệ ngày 12/1: Đồng USD phục hồi mạnh mẽ, hấp dẫn nhà đầu tư

    Tin cũ hơn

    MSB dành gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng tái tạo Vietcombank hoàn thành "đa mục tiêu" trong năm 2020 Tỷ giá ngoại tệ ngày 11/1: Đồng USD tiếp tục tăng giá Cần Thơ đẩy mạnh kết nối hạ tầng và xúc tiến đầu tư Vay trực tuyến phải trả lãi suất cao, MoneyCat lý giải do lỗi hệ thống Tỷ giá ngoại tệ ngày 8/1: Đồng USD có tín hiệu phục hồi Agribank năm 2020 - Một năm gặt hái nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế
    [Xem thêm]

    Bạn đang đọc bài viết "Kết nối hạ tầng: Tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long" tại chuyên mục ĐẦU TƯ. Mọi bài vở cộng tác, viết đăng PR liên hệ điện thoại  0945336600  hoặc địa chỉ email (nguyenhoang.us@gmail.com)